Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Làm Gì Thì Cũng Cho Mình, Phần 6/9

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Ngã chấp thì ai cũng có. Ngay cả thánh nhân cũng có, trước khi họ thực sự khai ngộ, họ cũng có ngã chấp rất lớn. Ngã chấp là cái thúc đẩy chúng ta phải giỏi hơn người khác, trong xã hội cạnh tranh, (Dạ.) trong một thị trường việc làm đầy cam go và thử thách, và trong một môi trường học thuật được xem trọng. (Dạ, Sư Phụ.) Cho nên, quý vị phải có ngã chấp mới có động lực. Nếu không có ngã chấp, quý vị không có sự hãnh diện, thì sẽ không muốn làm bất cứ gì hết.

Vì vậy, chúng ta phải ca ngợi Thượng Đế trước, trước hết tất cả. (Vâng, thưa Sư Phụ.) Dĩ nhiên, nếu quý vị không ở đó thì cũng không tốt. Nhưng nếu Thượng Đế không giúp, thì chúng ta không thể làm được gì cả. (Dạ đúng. Vâng, thưa Sư Phụ.) Cũng như nhiều người học cùng một trường, cùng trường y khoa này nọ, ra trường cùng điểm số, nhưng người này chữa bệnh nhân không giỏi bằng người kia, những đồng nghiệp khác. (Dạ, Sư Phụ.) Có thể là anh đồng nghiệp gặp may hoặc khiêm tốn hơn; anh cầu nguyện trước khi chữa bệnh, biết đâu đó.

Khi ở Ấn Độ, tôi có tới một phòng mạch bác sĩ, và thấy họ đề một khẩu hiệu lớn trước cửa phòng khám. Viết là “Con kê đơn nhưng NGÀI chữa lành”. Chữ Ngài được viết lớn, như chữ viết hoa. Đó là THƯỢNG ĐẾ. (Dạ.) Là để bệnh nhân cũng biết cảm tạ Thượng Đế, hiểu không? (Hay quá.) Cho nên, bác sĩ cũng cảm ơn Thượng Đế và tự nhắc nhở ông không phải là người chữa bệnh. Chính Thượng Đế hoặc Sư Phụ ông là người chữa lành bệnh nhân. Cũng đúng như thế. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Đó là lý do tôi luôn nói với con người rằng họ phải khiêm tốn, phải biết ơn (Dạ.) và có lòng nhân từ đối với tha nhân, như đối với người-thân-động vật. Rồi họ sẽ được cứu. Sinh mạng của họ sẽ được cứu và linh hồn của họ cũng sẽ được cứu. Nhưng tôi tự hỏi có được bao nhiêu người nghe?

Có câu hỏi nào không? Không biết? Đó không phải dành cho quý vị. Quý vị có pháp môn Quán Âm, không cần phải lo [đến] điều đó. Nhân tiện, có câu hỏi nào không? (Dạ có, thưa Sư Phụ.) Nói đi, cưng.

(Thưa, nói về ngã chấp, đôi khi điều gì đó xảy ra, và rồi ngã chấp của chúng ta nổi lên rất cao.) Ờ. (Lúc đó, làm sao chúng ta kiểm soát nó, làm sao giảm bớt nó ạ?) Chỉ cầu nguyện Thượng Đế hoặc Lực lượng Sư Phụ: “Làm ơn, xin cắt ngã chấp của con”. (Dạ.)

Tôi có làm một bài thơ, chắc quý vị chưa đọc. Đại khái như thế này: “Tôi xuất gia theo Thầy và tăng chúng Học tập cuộc sống thanh bần, phụng sự và hy sinh”, và đại khái như: “Thầy đòi hỏi vô cùng cao giá: Thầy đòi hỏi hy sinh của “bản ngã”! (Dạ.) Và đó là cái giá rất cao đối với tôi. Phải, đó là bài thơ, đại khái như thế. Thậm chí thơ của chính mình mà tôi cũng không nhớ. Đã lâu rồi tôi không đọc. Nó có trong “Giòng Lệ Âm Thầm”. (Dạ đúng. Vâng, thưa Sư Phụ.)

Cứ để bài thơ đó [trên màn hình] máy tính của quý vị. Bài thơ đó chỉ có vài câu thôi. Bài thơ rất ngắn. Hầu hết các bài thơ của tôi đều ngắn. (Dạ, Sư Phụ.) Một vài bài dài, nhưng cần thiết. Đa số các bài thơ đều ngắn như thế. Chỉ bốn câu thôi, tôi nhớ vậy.

Ngã chấp thì ai cũng có. Ngay cả thánh nhân cũng có, trước khi họ thực sự khai ngộ, họ cũng có ngã chấp rất lớn. Ngã chấp là cái thúc đẩy chúng ta phải giỏi hơn người khác, trong xã hội cạnh tranh, (Dạ.) trong một thị trường việc làm đầy cam go và thử thách, và trong một môi trường học thuật được xem trọng. (Dạ, Sư Phụ.) Cho nên, quý vị phải có ngã chấp mới có động lực. Nếu không có ngã chấp, quý vị không có sự hãnh diện, thì sẽ không muốn làm bất cứ gì hết. (Dạ đúng.)

Không sao đâu. Chỉ cần kiểm soát nó, thế thôi. (Dạ. Dạ, thưa Sư Phụ.) Mỗi khi cảm thấy quá tự hào hoặc quá vui mừng về thành tích nho nhỏ của mình, xin lỗi nha, thì hãy tự la rầy mình trước khi tôi phải la rầy quý vị. (Ồ, vâng.) Nếu quý vị không tự gọt giũa, thì tôi sẽ gọt giũa. (Dạ, Sư Phụ.) Và sẽ rất đau. (Dạ.) Tốt hơn là nên tự mình gọt giũa. Và rồi quý vị biết bao nhiêu và khi nào, và gọt từ từ và dần dần. Nếu tôi gọt giũa, thì tôi không kiên nhẫn đâu, quý vị biết mà. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi đi thẳng vào [vấn đề]. (Dạ.) Đi thẳng vào và không biết.

Tôi biết quý vị đau, nhưng phải làm. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi không có thời giờ đi vòng vo tam quốc. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi được huấn luyện cho lý do đó. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Được huấn luyện để làm điều đó. Nếu bác sĩ phải giải phẫu cho quý vị, họ không thể cứ chần chà chần chừ. (Dạ, thưa Sư Phụ. Dạ đúng, thưa Sư Phụ.) Thuốc mê sẽ hết tác dụng. (Dạ. Dạ, thưa Sư Phụ.) Rồi quý vị sẽ tỉnh lại và sẽ đau hơn. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và nếu bác sĩ cho thêm một liều thuốc mê nữa, quý vị có thể chết. Thuốc có thể quá nhiều cho cơ thể của quý vị. (Dạ đúng. Vâng, thưa Sư Phụ.) Vì vậy, bác sĩ, người chuyên môn, tay nhà nghề, phải cắt mổ cho lẹ. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Đúng giờ.

Mọi lĩnh vực đều như thế. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nếu phải làm gì, thì chỉ làm thôi. Được rồi. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Khi đã đói rồi, quá đói rồi thì quý vị đâu có ngồi đó mà õng à õng ẹo, nhai từng chút một. Còn phải trở lại làm việc nữa. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Giống như chúng ta làm bây giờ; chạy ra lại, vào bếp thật nhanh, lấy món gì đó cho vào một cái tô lớn, bỏ hết vào tô, và rồi ngồi trước ti-vi và làm việc. Ngồi trước máy tính. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Đây là điều chúng ta không nên làm. Nhưng tất cả chúng ta đều làm như thế. Chỉ là thời gian đòi hỏi. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Và đôi khi, nếu không làm vậy, thì chúng ta cứ làm ráng, làm ráng cho đến khi thật sự quá đói. Không biết quý vị thì thế nào. Chứ tôi làm vậy đó. Làm ráng. Tiếp tục cố nán lại. (Dạ. Vâng, thưa Sư Phụ.) “Lát nữa, lát nữa, lát nữa”. Và sau khi làm xong chương trình, đột nhiên có tin tức tự động xuất hiện, bởi vì đôi khi tôi bấm lộn nút, và rồi tin tức nhảy ra. Và tôi nghĩ: “Hả? Cái gì đây?” Rồi sau đó dán mắt vào đó. Tôi chụp ảnh này nọ cho quý vị. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Rồi lại quên, lại ráng làm tiếp. (Ồ.) Vì vậy, mỗi ngày [ăn] một lần là tuyệt hảo rồi, nếu có thời gian để ăn.

Ôi Trời ơi, nếu bây giờ nói vậy với quý vị, thì ngày mai có lẽ tôi sẽ ăn ba lần. Không biết được. Luôn luôn như vậy, tôi quên. Đáng lẽ không nên nói với quý vị. Quá muộn rồi há? (Dạ, chúng con giả bộ chưa nghe thấy.) Bây giờ… (Chúng con giả bộ là chưa nghe.) Ồ, không nghe gì cả. Không biết. (Dạ, không biết.) Đã kể quý vị rồi, tôi mất con dao đa năng Thụy Sĩ, sau khi nói cho quý vị biết. Với tất cả đinh, búa, tua vít và kìm, tất cả nằm trong một hộp nhỏ. Biết không, hộp dụng cụ làm việc. (Dạ.) Không phải hoàn toàn chuyên dụng. Chỉ là… Ồ, tôi nói nhiều quá.

Đó là trà nói chuyện, vì tôi đã rất buồn ngủ và gật gù, nên phải uống rất nhiều trà đêm hôm qua rồi. Sáng nay, bởi vì tôi không ngủ cả đêm qua – thức làm việc – (Trời ơi.) nên sáng nay, cảm thấy buồn ngủ. Tôi nói: “Không, không, không được. Công việc sắp tới rồi”. Lại phải uống trà nữa. (Ôi chao.) Thành ra bây giờ tôi nói rất nhanh, và người đầy năng lượng. Không sao. Không sao đâu. Sẽ không chết đâu, tôi cứng cỏi, tôi là phụ nữ mạnh mẽ mà. Trước đó tôi nói gì vậy?

Phải. Tôi kể quý vị nghe điều đó, và rồi tôi làm mất con dao Thụy Sĩ. Tôi khoe về con dao Thụy Sĩ, tiện dụng này nọ, và khoe sử dụng đinh này nọ. Rồi tôi tự đóng tường lại. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Thế là bị mất tất cả. (Ôi, Trời ơi.) Dĩ nhiên, họ có thể mua lại cho tôi, nhưng đó không phải là điểm chính. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi đã nói về con dao Thụy Sĩ, nhưng có một con dao khác. Tôi khoe với quý vị là tôi có một con dao nhỏ, nhớ không? (Dạ nhớ, thưa Sư Phụ.) Để tự gọt trái cây cho mình và cho người-thân-động vật. Rồi cũng mất con dao nhỏ đó. (Ồ. Trời ơi.)

[Mất] bất cứ gì tôi nói với quý vị. Không biết sao lại không mất tất cả các quyển sách này? Để tôi không phải nói chuyện với quý vị nữa. Tại sao mà tôi không mất bất cứ gì trong công việc này? Và tất cả nghiệp của thế gian. Mà chỉ mất vài thứ lặt vặt mà tôi cần để dùng thực tế. Hễ nói với quý vị cái gì là mất cái đó. Tôi còn mất nhiều thứ khác, thậm chí không nhớ nổi, mỗi khi tôi nói với mọi người hoặc kể cho quý vị nghe. (Dạ.) Thôi không sao, không sao. Cũng tốt thôi. Chỉ là những thứ lặt vặt.

Ở Âu Lạc (Việt Nam), có câu nói “của đi thay người”. Có nghĩa là, nếu quý vị bị mất một số đồ vật, thì đó là để thay thế cho sức khỏe hoặc mạng sống của quý vị. (Ồ. Ôi chà.) Thay vì bị mất hay bị hại, hoặc thân thể bị tổn thương, hoặc bị thương tích, hoặc bất cứ gì, hoặc bị chết, thì quý vị bị mất những thứ vật chất tài sản, hoặc của cải. (Dạ.) Ít ra, tôi chỉ mất con dao. Nhưng bây giờ nói với quý vị, tôi không biết sẽ mất gì tiếp theo. (Hy vọng là không mất gì, thưa Sư Phụ.) Hả? (Hy vọng là không mất gì.) Không mất gì. Không biết. Không biết gì cả.

Tôi nói với quý vị thuần chay sẽ đến nhanh chóng; trong vòng vài năm. Và nó đã không đến. (Ồ vâng.) Tôi quên mất lúc đó mình đang ở một đẳng cấp khác. Ba năm. Không phải ba năm trên Địa Cầu. (À dạ.) Quên mất ở đẳng cấp nào. Quên mất. Đôi khi tôi quên. Giữa hiện thực và Cõi Thiên Đàng, là một biên giới rất mỏng. (Ồ, đúng ạ.) Vô hình. (Dạ.) Ngưỡng cửa rất, rất mỏng. Như là, còn mỏng hơn sợi tóc nữa. (Ồ.) Vì vậy, nếu quý vị ở trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, thì quý vị vừa ở Thiên Đàng, vừa ở Địa Cầu, và đi lui đi tới cùng lúc. (Hay quá. Dạ vâng.) Cùng một lúc, hoặc ở ngay ngưỡng cửa. Ở biên giới, thì thời gian và những gì tôi thấy nó khác. (Dạ đúng, thưa Sư Phụ.)

Ồ, tôi nhớ rồi. Nhớ là có nói với quý vị trước đây, tôi đến văn phòng cũ của quý vị, và thấy cái ghế sô-pha tệ hại, như cái mà tôi không thích. Nhưng tôi lại thấy nó màu trắng, bóng bẩy và thanh mảnh, dài và thoải mái. Nhớ chuyện đó không? Không phải quý vị sao? (Dạ không.) Không ai ở đó hả? (Dạ có, có. Dạ con nhớ.) Và tôi cứ hỏi quý vị: “Tại sao quý vị không mua cái đó?” Tôi cứ đứng ở trước cái ghế sô-pha đó. Và nói: “Chà, đây là một cái ghế sô-pha đẹp”. (Dạ.) Và không ngớt lời khen cái sô-pha đó. Thành thật mà nói, tôi vẫn còn hình ảnh này trong đầu. Và sau đó tôi đã gọi, hỏi: “Tại sao quý vị không mua cái giống vậy cho tôi?” Họ nói: “Nhưng chúng con có cùng một kiểu với của Sư Phụ, màu xanh... ghế sô-pha xanh lá cây mà Ngài không thích đó”. Tôi nói: “Cái gì? Không phải! Nó màu trắng, kiểu dáng đẹp và thanh lịch. Đúng kiểu tôi thích”. Và rồi tôi yêu cầu tất cả quý vị hãy tìm ghế sô-pha màu trắng đó. Có thể quý vị đã đặt nó ở đâu mà quý vị quên rồi. Nhớ không? (Dạ nhớ.) Và tất cả quý vị đều đi tìm khắp nơi. (Dạ.) Có một chuyện mà tôi đã hỏi mọi người. “Quý vị có biết ghế sô-pha màu trắng ở đâu không?” Và tôi hỏi họ: “Có lẽ quý vị đã đặt nó ở đâu đó. Đi kiếm đi”. Họ nói: “Dạ không có, không có”. “Thế ở văn phòng khác thì sao?” “Dạ cũng không có”.

Không nơi nào có cái ghế đó! Bởi vì nó không tồn tại! Nhưng nó đã ở ngay trước mắt tôi! (Dạ đúng.) Và rồi một lần khác, nhớ không, tôi ngồi trong văn phòng cũ của tôi rồi gọi cho nhiều người để hỏi: “Tôi đang ở đâu?” Bởi vì tôi thấy trông giống như ở châu Âu. (Ồ.) Và rồi họ làm tôi thất vọng. Họ nói: “Ngài đang ở trong văn phòng của Ngài”. Tôi nói: “Không thể nào! Thật sao? Trong khi đang gọi điện, tôi vẫn thấy châu Âu! (Ồ.) (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Hoặc chuyện về ba cái chai tôi để ngay trước cửa nhưng không thể tìm thấy. Nếu bước ra ngoài thì sẽ thấy ngay bởi vì nó được xếp hàng ở cửa, để tôi sẽ không quên đem nó ra ngoài. Nhưng tôi không thấy, không thể tìm thấy. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Cho nên đôi khi tôi ở trong những đẳng cấp tâm thức khác nhau. Đôi khi khó quay lại Địa Cầu. Đôi khi tôi ở giữa. Đôi khi tất cả đều bị lẫn lộn. (Chà.) Không sao. Không hại gì cho ai cả. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Chỉ cách nhau vài trăm năm, thế thôi. Nếu tôi nói ba năm, có thể là ba mươi năm. (Dạ, Sư Phụ.) Nếu tôi nói: “Tôi sẽ quay lại sau một giây”, thì có thể là bao lâu? (Một tháng. Nhiều năm.) Phải, nhiều, rất nhiều năm. Một triệu năm hay gì đó. Còn tùy. Cũng không quan trọng. Cũng không sao. Chỉ có điều thật khó để sống trên thế giới này khi mình biết quá nhiều về những thế giới khác. (Dạ, Sư Phụ.)

Xem thêm
Tất cả các phần  (6/9)
1
2022-03-07
9048 Lượt Xem
2
2022-03-08
7137 Lượt Xem
3
2022-03-09
7729 Lượt Xem
4
2022-09-27
5741 Lượt Xem
5
2022-09-28
5641 Lượt Xem
6
2022-09-29
5422 Lượt Xem
7
2022-09-30
4500 Lượt Xem
8
2022-10-01
4041 Lượt Xem
9
2022-10-02
4220 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android