Nếu một nhà sư mặc áo cà sa – rất trang nghiêm và tượng trưng cho sự giải thoát, tượng trưng cho lòng từ bi – mà cứ ngồi đó nhai, cắn, gặm, nuốt chân người-thân-gà, thì tôi sẽ cảm thấy rất khó chịu. Tôi đã nhìn thấy điều đó trước đây ở quốc gia Phật giáo Tiểu Thừa nào đó, và đó thực sự là một cảnh tượng mà tôi không muốn thấy nữa. Lúc đó tôi còn là người tại gia, có gia đình. Và lúc đó tôi cùng chồng đi du lịch ở nhiều quốc gia theo đạo Phật ở châu Á. Ông đưa tôi đi nghỉ mát ở những nước đó vì biết tôi là một Phật tử sùng đạo; trong nhà, tôi có một bàn thờ, có hoa quả cúng chư Phật. Và ông còn trồng hoa và cắt một ít cho tôi để chưng lên bàn thờ Phật. Khi thấy vài bông hoa héo thì ông thay, và ông trồng một số hoa ở ngoài vườn cho mục đích đó.
Và hiện nay, có người tranh luận rằng Đức Phật đã khuyên người tu theo đạo Phật có thể ăn ba loại thịt người-thân-động vật mà tôi đã nêu ở trên. Nhưng sau này, Đức Phật không cho phép nữa bởi vì các đệ tử đã trưởng thành. Họ phải quen với lối ăn thuần chay, vốn tốt hơn, từ bi hơn, và phù hợp với một người nhân từ như tỳ kheo. Vì vậy, ngay cả trong một kinh khác hoặc có lẽ cũng chính kinh đó, một tỳ kheo nào đó đã hỏi Ngài phải làm gì nếu khi họ ra ngoài khất thực mà một số tín đồ cúng dường thịt người-thân-động vật cùng với cơm hoặc các loại rau khác. Vậy họ phải làm gì? Đức Phật dạy: “Bỏ phần thịt đó ra và ăn phần còn lại”.
Cho nên nhìn chung, hầu như ở khắp nơi, Đức Phật luôn chủ trương lối ăn từ bi, đó là lối ăn thuần chay. Bây giờ, dù cho Đức Phật không ép ăn thuần chay hay là cho phép ăn ba loại thịt người-thân-động vật, tôi cũng không muốn [ăn]. Tại sao chúng ta phải làm vậy trong khi có rất nhiều thức ăn? Thậm chí ngày nay, ôi Trời ơi, chúng ta không bao giờ có thể ăn hết số thực phẩm [thực vật] được sản xuất ra. Chưa kể đến thực phẩm [thực vật] không có cảm giác đau đớn mà tôi tuân thủ, nhưng cũng không thường xuyên. Nếu quý vị chỉ sống với gạo lứt, muối mè, thì cũng ổn mà.
Nhưng quý vị phải nhai thật kỹ gạo lứt và muối mè khi cho vào miệng, cho đến khi nó gần trở thành chất lỏng, để cho nó thẩm thấu vào một cách tự nhiên. Vì đó là cách tốt nhất để ăn gạo lứt, muối mè. Và quý vị cũng không nên ăn cơm nóng hổi, bởi vì ăn nguội sẽ tốt hơn. Nếu quý vị ăn cơm ở nhiệt độ từ 4 độ C đến 34 độ C, thì có khả năng là mình có thể bị một loại vi khuẩn nào đó phát triển trên đó và sau đó nó có thể làm mình đau bụng. Vì vậy nếu muốn ăn loại thức ăn đó hay bất kỳ loại thức ăn nào với cơm, với mì, thì quý vị nên ăn khi còn rất mới [mới nấu], hoặc đợi nó nguội khi được [lấy ra] từ tủ lạnh. Nhất là cơm và mì. Để được an toàn.
Nên tôi nghĩ chúng ta không nên tranh luận về việc ăn thịt người-thân-động vật hay không ăn thịt, hoặc [ăn] ba loại “tam tịnh nhục” hay không. Chúng ta không nên, bởi vì đối với tôi, làm tu sĩ thực sự là một địa vị cao thượng. Và tấm gương mà quý vị nêu ra qua cách sống của mình [có ảnh hưởng] rất lớn đối các tín hữu. Họ noi gương, học hỏi từ quý vị, vì họ tôn kính quý vị. Nên chúng ta muốn làm tấm gương vô cùng cao thượng; một tấm gương trang nghiêm, phù hợp với những vị đại diện cho chư Phật, hoặc/và những vị đại diện cho Thượng Đế Toàn Năng trên Địa Cầu.
Hãy tưởng tượng mình sẽ cảm thấy thế nào nếu là con của Thượng Đế – nếu đại diện cho Thượng Đế, đại diện cho Phật – mà mình vẫn ngồi đó, cho thấy mình không quan tâm gì đến nỗi đau khổ của chúng sinh khác mà hôm qua hay vài giờ trước vẫn còn sống, kêu khóc, rên la trước khi quý vị nhai họ. Đó chỉ là lẽ thường tình thôi. Đối với tôi. Dĩ nhiên, đối với quý vị, tôi nghĩ có lẽ cũng giống vậy; đa số quý vị đều giống vậy, ngoại trừ một số người mới, hoặc một số ở đẳng cấp thấp hơn một chút thì có cảm giác kém nhạy hơn.
Nhưng đối với tôi, dù có thức ăn-không [cảm thấy] đau, nhưng bản thân tôi cũng không thể tự mình nhổ những rau củ đó để mang về ăn khi chúng vẫn còn sống – ngoài vườn chẳng hạn. Nếu nó đã được bán ngoài chợ thì có lẽ tôi có thể [mua]. Nhưng ngay cả vậy, tôi cũng không cảm thấy vui lắm. Không thích ăn chúng. Tôi thích gạo lứt, muối mè hơn, có đủ dinh dưỡng để tôi làm tất cả công việc nặng nhọc của mình – về tinh thần, trí tuệ và đủ loại khía cạnh khác nữa. Tuy nhiên, nếu tôi có thể sống chỉ bằng những thực phẩm rất đơn giản thì tôi cũng rất vui rồi.
Khi hạt mè chín, thì cây đã héo rồi, tương tự như hạt đậu phộng. Khi hạt đậu chín/sẵn sàng, thì cây đã héo, vàng hoặc nâu rồi, hoặc gần như không còn lá, không còn sự sống khi người ta gặt hái đậu phộng – tôi đã thấy điều đó khi còn ở thôn quê; nhà tôi ở nông thôn nên tôi thấy nhiều thứ như vậy. Hầu hết là như thế. Tương tự với lúa – tất cả lá đều chuyển sang màu vàng; hầu hết các lá đã chết. Sau khi cây lúa sinh ra hạt gạo thì cây lúa dường như héo úa và chết đi. Vì vậy với tôi, việc ăn gạo có vẻ ổn – chẳng hạn như vậy. Tất nhiên, trước đây tôi từng ra ngoài hái hoa, thu hoạch rau và đủ thứ tương tự, cảm thấy rằng tôi tốt, rằng tôi không ăn thịt, tôi không ăn trứng, chẳng hạn. Nhưng ngày nay, tôi thậm chí không thể làm điều đó.
Khi đi trong vườn, tôi đi cẩn thận, không muốn đi trên cỏ. Tôi cảm thấy thật vô cảm khi bước đi trên gì đó vẫn còn sống. Và tôi luôn xin lỗi cỏ nếu tôi vô tình không thể tránh khỏi giẫm lên chúng. Tôi xin lỗi tất cả chúng sinh nếu tôi phải đến gần, nếu không điều đó có thể khiến họ sợ hãi, tổn thương hay gì đó. Nên tôi thậm chí không thể nhổ bất cứ gì. Thậm chí không thể hái hoa, hái quả – không hái gì nữa. Và việc này chỉ tự động như vậy. Khi trở thành người thuần chay, sau một thời gian, mình không muốn làm tổn thương bất cứ gì hết, kể cả cỏ trong vườn hay ngoài đường. Mình chỉ cảm thấy không đúng. Cảm thấy hết sức tôn trọng và quan tâm đến cảm giác của họ. Mình rất nhạy cảm với bất cứ gì khác xung quanh mình. Bước đi với sự tôn trọng và quan tâm lỡ khi mình làm tổn thương gì đó, kể cả cỏ trên đường.
Tôi trông không giống người xuất gia nữa, mặc dù một số nhà tu Phật giáo vẫn kéo tôi vào để trách móc vì không mặc áo xuất gia hay [sao lại] làm kinh doanh và đủ mọi thứ. Tôi rời đời sống gia đình để cống hiến chính mình cho Đức Phật, cho Thượng Đế – để học cách làm người tốt hơn. Và tôi đã rời thân phận xuất gia để cống hiến chính mình cho tất cả chúng sinh đang đau khổ. Vì vậy, tôi không cảm thấy là mình có thể làm tổn thương bất cứ gì. Không phải như có ai đang theo dõi hoặc tôi có lời thề nào hay gì cả. Mà chỉ tự động thôi. Cũng giống như mình không muốn gây ra bất kỳ rối loạn, xáo trộn nào trong đời sống của họ. Mình gần như có thể cảm thấy như tất cả họ đang thở, cảm nhận và nói chuyện với mình; có khi họ làm vậy, và có khi họ thể hiện mà không nói.
Có lần tôi bước vào khu vườn vì muốn vào nhà kho. Rồi tôi thu xếp, dọn dẹp nhà kho để vào thiền buổi tối. Tôi nghĩ nó gần gũi với thiên nhiên hơn căn phòng làm bằng bê-tông. Và tôi vừa bước ra ngoài trước khi mặt trời lặn và chụp ảnh vài bông hoa dại ở góc vườn. Và khi tấm ảnh được rửa ra, tôi thấy một màu tím hồng rất đẹp ở góc đó mà [rõ ràng] không có gì có thể tạo ra được màu đó; và đó là lần đầu tiên. Sau đó tôi hỏi thì các nàng tiên nói rằng họ muốn thể hiện tình thương và lòng tôn kính của họ. Ôi, tôi hết sức cảm động. Tôi vẫn còn giữ tấm ảnh đó. Có lẽ ngày nào đó quý vị sẽ thấy trong phần giới thiệu [của tiết mục] Giữa Thầy và Trò. Nếu thấy ảnh đó, tôi sẽ ghi chú cho quý vị chú ý để biết tôi đang nói về điều gì. Có lẽ tôi có thể bảo họ gửi ảnh đó và sau đó chúng tôi có thể đưa vào đây để quý vị xem.
Các nàng tiên thực vật phần lớn đều ẩn mình trong góc vì họ sợ con người. Nhiều khi, tôi cũng vậy, vì đã có những trải nghiệm không mấy dễ chịu. Là người của công chúng, mình sẽ luôn gặp phải điều gì đó. Không có nghĩa là tôi đang đổ lỗi cho con người hay bất cứ gì. Nó chỉ xảy ra thôi, bởi vì nhiều khi người ta không thể nhìn thấu mình. Họ chỉ phán xét mình qua vẻ bề ngoài. Có lẽ [phán xét] nếu mình không phải là dân tộc của họ, màu da mình trông không giống họ, mình mặc quần áo không sang trọng và đắt tiền, mình nổi tiếng hoặc mọi người yêu mến mình, v.v. Thôi không sao. Tôi nghĩ đó chỉ là thiểu số. Hy vọng đó là thiểu số. Tôi thật sự không ra ngoài thường xuyên, bất cứ đâu, trước khi bế quan cũng vậy. Tôi chỉ đi làm việc rồi trở về hang động của mình hoặc bất cứ phòng nào mà tôi có vào lúc đó.
Photo Caption: Ba Nàng Tiên Xinh Đẹp, Một Lời Chào Hợp Nhất Đẹp Đẽ.