Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Hãy Đối Xử Tử Tế Với Mọi Người, Phần 2/5

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Họ khóc hoài. Giống vậy! Cũng giống với bà chủ nhà này. Mới đầu thì rất nghi ngờ, hà khắc với tôi, về sau thì tử tế lắm – cảm động, khóc lóc này nọ. Chỉ để quý vị thấy ở đời này thiếu tình thương biết bao. Đây không phải là lỗi của họ mà họ nghi ngờ như vậy. Chỉ vì cả đời họ không được đối xử tử tế. Họ chưa bao giờ gặp được người nào chân thành, hoặc tử tế với họ, hoặc thật sự… không phải hoàn toàn về tiền bạc.

Bà ta nói: “Khi nào Bà muốn trở lại coi cũng được”. Tôi nói: “Tôi biết. Cảm ơn bà nhiều lắm!” Rồi lần sau, tôi đi ký, thế là xong. Thậm chí tôi không trở lại lấy chìa khóa hay gì cả. Tôi gửi người khác, biết không, một người trong quý vị đây. Sau đó tôi bảo họ cách làm, sửa chữa những gì và làm gì. Biết không, mở cửa sổ trên lầu này nọ, làm trên lầu sáng hơn. Vì đó chỉ là một cái gác mái, trống không. Không có gì ở đó, không sàn nhà. Bà ta chỉ giữ đồ đạc trên đó, như một nhà kho. Nên chúng tôi muốn sửa cái gác, rồi cũng sửa mái nhà nữa. Mái nhà cũng đang dột, đủ thứ. Rồi lau chùi, quét dọn, thay thảm. Bất cứ gì, chúng tôi làm đủ mọi thứ ở đây.

Cho nên tôi không tới. Sau đó bà ta kiểu như khóc. Khóc trong điện thoại; muốn nói chuyện với tôi, hoặc qua người tới lấy chìa khóa, bởi vì bà ta không chịu nổi là tôi không tới lấy chìa khóa: người phụ nữ gì mà không quan tâm gì cả? Cho thêm tiền! Tặng nữ trang! Mua nhà xong không đến lấy chìa khóa!

Bà ta đã bắt tôi phải đợi rất lâu, mấy tháng trời [trước khi ký]. Vì bà ta nói là bà phải tìm chỗ khác này kia nọ… Bà ta cũng có khách hàng phải lo. Tôi nói: “Dĩ nhiên, dĩ nhiên. Bà làm vậy đi, dĩ nhiên! Khi nào xong rồi thì cho chúng tôi biết”. Bà ta nói cũng không biết khi nào. Mới đầu bà ta còn cho biết bao lâu, sau đó lại hẹn lần hẹn lữa. [Đòi] thêm tiền, nhưng lại không muốn đi cho lẹ. Nên tôi nói: “Không sao, bà cứ thong thả”. Vì tôi nghĩ bà ta già rồi, làm khó bà ta để làm gì? Cũng rất khó cho bà phải rời chỗ mà bà đã gầy dựng suốt cuộc đời, hầu như vậy. Nên tôi nói: “Cứ thong thả. Cho dù bà muốn nghĩ lại, không muốn bán nữa vì thấy chỗ này nhiều kỷ niệm, thì xin cho tôi biết. Tôi sẽ ký lại. Thế thôi. Được không? Đừng lo, sao cũng được”. Rồi bà ta cứ dời ngày ký hoài. Tôi nói: “Được, khi nào bà sẵn sàng thì cứ gọi công chứng viên của tôi, cho ông ấy biết là bà sẵn sàng ký giấy tờ. Không có gì vội vã. Cứ thong thả”.

Được thôi. Rồi, cuối cùng ấn định một ngày, tôi đến ký tên, và rồi bà ta lại tra hỏi tôi quá nhiều! Nên lần sau, tôi nhờ người khác tới lấy chìa khóa và sửa chữa. Tôi đưa họ tiền sửa chữa, bởi vì ở đây không có gì cho họ. Ngay cả xe họ cũng không có. Chúng tôi phải mua một chiếc xe nhỏ để họ tới, để anh chị em đồng tu quý vị đi mua đồ đạc, mua thức ăn. Để ăn chứ, phải không? Nếu không thì làm sao? Đi bộ tới siêu thị à? Xa lắm. Sau đó họ sửa chữa. Họ tử tế lắm. Bây giờ quý vị có chỗ tốt hơn.

Nhưng bà ta khóc lóc trong điện thoại vì tôi không đến: “Tôi chỉ biết một mình Bà thôi! Tôi không biết người này”. Tôi nói: “Bây giờ bà sẽ biết cô ấy. Cô ấy tốt lắm, là đồng hương với bà, bà sẽ tin tưởng hơn, đúng không?” “Không, tôi tin Bà, tôi tin Bà hơn”. Tôi nói: “Đừng lo, cô ấy là người tôi tin tưởng. Bà cứ đưa chìa khóa cho cô ấy. Tôi ký giấy tờ rồi. Đừng lo chi hết”. Vì lúc đó cánh tay tôi bị gãy, không ký tên bằng tay phải được. Phải ký tên bằng tay trái. Tôi nói: “Nhưng tôi đã nói chuyện với bà, nói chuyện với ông luật sư. Mọi thứ ổn rồi”. Bà ta khóc, nói: “Chừng nào Bà trở lại?”

Đây là người thứ hai khóc lóc vì tôi không trở lại. Còn một người nữa ở Canada cũng giống vậy. Mới đầu, họ “hạch sách” và làm đủ thứ chuyện đối với tôi, thậm chí còn đuổi tôi ra khỏi căn nhà mướn bởi vì tôi có người-thân-chó. Họ sợ rằng mấy người-thân-chó làm hàng xóm sợ này nọ. Thế là tôi phải ra chỗ khu đậu xe moóc để ở suốt thời gian đó. Lúc đó trời đã lạnh lắm rồi, Tháng Mười rồi, đợi tới khi nhà sẵn sàng. Vì chúng tôi ký giấy tờ rồi, nhưng tiền chưa tới. Không phải chỉ vấn đề tiền thôi mà còn thủ tục hành chính nữa. Có thể phải mất ba tuần, hai tuần để lấy nhà. Lúc đó tôi mua một căn nhà ở Canada. Chuyện dài dòng lắm. Quý vị biết tôi mua một căn là được rồi, nhưng đã bán mất rồi. Đừng mơ mộng.

Nhà đó rất tốt, cạnh nơi… Nó ở trong thành phố công nghiệp, nhưng cạnh bãi biển, đẹp lắm, gần nước. Nhưng ở đó rẻ lắm. Ít ra là một căn nhà bình dân, nhà gỗ, kiểu Canada. Vì lúc đó tôi có người-thân-chó và -chim, nên phải có nhà cho họ ở, nếu không, tôi cũng chẳng cần phải ở Canada. Nhưng lần đó cũng khó khăn lắm. Lại một câu chuyện khó khăn nữa. Và trong lúc đó, tôi ở trong một khu dành cho xe moóc đậu. Rồi sau này, khi bán nhà đó, tôi đã không trở lại để bán, mà giao cho một người thường trú. Hai ông bà đó khóc lóc, than thở: “Sao Bà không tới? Sao Bà ấy không trở lại nữa?”

Để làm gì? Trời ơi, chỉ để bán nhà sao? Và họ khóc mỗi lần nói chuyện về tôi, trong suốt thời gian bán nhà. Người thường trú đó gặp họ mỗi ngày, hầu như mỗi ngày, cho tới khi nhà được bán, và họ khóc suốt thời gian đó. Sau này bà ta nói với người thường trú: “Ồ, Bà chủ của cô…” Vì tôi nói: “Đây là thư ký của tôi”. Họ nói với người thư ký: “Ồ, Bà chủ của cô mạnh mẽ lắm! Trong suốt thời gian Bà ấy ở đây, làm việc với tôi, tôi thấy Bà ấy làm đủ thứ việc từ thiện, mà Bà ấy không muốn ai biết hết. Đó là điều thứ nhất. Nhưng Bà ấy tin tưởng chúng tôi, cùng chúng tôi đi mua hàng, và đi kiếm những nơi người nghèo cư ngụ này nọ. Nhưng Bà ấy rất là mạnh mẽ. Bất cứ gì Bà ấy muốn, là Bà ấy đạt được. Tôi nhận thấy như vậy! Bà đó là ai? Bà chủ của cô là ai?” Người thường trú, gọi là thư ký, trả lời: “Ồ, Bà ấy chỉ là một phụ nữ rất tốt. Thích giúp người”.

Họ khóc hoài. Giống vậy! Cũng giống với bà chủ nhà này. Mới đầu thì rất nghi ngờ, hà khắc với tôi, về sau thì tử tế lắm – cảm động, khóc lóc này nọ. Chỉ để quý vị thấy ở đời này thiếu tình thương biết bao. Đây không phải là lỗi của họ mà họ nghi ngờ như vậy. Chỉ vì cả đời họ không được đối xử tử tế. Họ chưa bao giờ gặp được người nào chân thành, hoặc tử tế với họ, hoặc thật sự… không phải hoàn toàn về tiền bạc. Bởi vì họ là những người kinh doanh, đôi khi kiếm sống cũng khó khăn.

Ngay cả chuyên viên địa ốc, muốn bán một căn nhà nhiều khi phải đưa người ta đi coi có lẽ cả trăm căn nhà. Rồi khách hàng thì nói: “Ồ, không, tôi không muốn nhà này, tôi không muốn nhà đó”. Nhiều khi khách hàng thậm chí không biết họ muốn gì nữa. Cho nên chuyên viên địa ốc này rất ngạc nhiên rằng tôi chỉ thấy nhà và rồi mua liền. Tôi không hỏi gì nhiều, và mọi chuyện đều ổn. Bởi vì tôi biết nhà là nhà. Đâu có bao giờ vừa ý mình, đúng không? Trừ phi tự mình xây lấy. Và ngay cả vậy, nhà thầu đôi khi cũng thay đổi theo ý họ, hoặc ảnh hưởng mình để xây gì đó, rồi sau này mình hối tiếc. Cho nên nếu quý vị muốn mua một căn nhà hoàn hảo, tôi nghĩ cần phải đợi chút thời gian tới khi lên Thiên Đàng, đúng không?

Nên tôi không bao giờ hỏi nhiều, như chẻ sợi tóc làm tư này nọ. Thành ra, nếu mua nhà và cảm thấy thoải mái cho mình, có đủ phòng cho mọi người… Tôi nghĩ tới mọi người trước, có đủ phòng hay không. Nếu không cho mình, thì cho người-thân-chó, và cho đội ngũ của tôi, gần bên, những người làm việc gần bên. Chứ tôi không xem xét bất cứ gì khác – [chỉ cần] căn nhà an toàn và có đủ chỗ. Và có những thứ căn bản: nước nóng, máy sưởi, điện, nước và các phòng, thế thôi. Nếu có gì khác mình không thích, dĩ nhiên là mình có thể sửa đổi. Nhưng đâu cần? Sửa làm gì? Trừ khi mái nhà dột thì dĩ nhiên là mình sửa. Thảm cũ, mòn rồi thì dĩ nhiên mình thay. Cho sạch sẽ thôi. Và dĩ nhiên nếu nước sơn không tốt thì chúng ta sơn lại.

Chỉ cần đủ tốt cho quý vị tới. Đàng hoàng, căn bản một chút. Không có gì xa xỉ ở đây. Chúng ta cũng không muốn. Để làm gì? Tất cả quý vị nhắm mắt cả ngày, đâu thấy gì đâu! Xa xỉ hả? Nếu đặt tượng bằng vàng ở đây, cũng chẳng nghĩa lý gì với quý vị. Đúng không? Nếu tôi để mấy đồ cổ, chúng ta cũng phải quăng nó ra ngoài để có chỗ ngồi. Vậy, ích lợi gì đâu? Mục đích chỉ để cho quý vị tới và được thoải mái. Nhân tiện hỏi, quý vị có thoải mái không? (Dạ thoải mái. Thật tuyệt vời.) Quý vị thoải mái ha.

Cho nên hãy đối xử tử tế với mọi người. Đó là bài học. Sau khi mình tử tế, họ sẽ quen đi và họ sẽ nghĩ: “Ồ, cuối cùng cũng có người tử tế”. Như hôm qua, một tài xế taxi chở tôi đi mới nửa đường thì anh ta không có thời gian nữa. Anh ta nói anh phải chạy, rồi sắp xếp một đồng nghiệp khác tới đón tôi. Người phụ nữ hôm qua tới là tài xế thứ hai của tôi. Từ Klagenfurt tới đây mà cần tới hai xe taxi. Thật phiền, đến hai taxi! Hiểu không? Nếu anh ta không có thời gian thì lẽ ra cho tôi biết chứ! Nhưng không, cứ chở tôi đi, rồi nửa đường anh trả tôi [đi xe khác]. Anh nói: “Ồ, tôi phải sắp xếp một phụ nữ khác đến chở Bà, vì tôi nghĩ không thể chở Bà đi tiếp được”.

Mới đầu anh ta thích chở tôi lắm. Anh nói: “Ồ, tôi thật sự muốn chở Bà, quý Bà xinh đẹp này, nhưng tôi thật sự không thể”. Anh ta rất muốn chở tôi, nên anh nói: “Xin mời vào”. Anh sửa soạn chỗ cho tôi ngồi, rồi tới nửa đường lại trả tôi lại. Anh nói: “Không, thật sự tôi không có thời gian. Tôi phải đi đón một người khách từ phi trường. Không thể để ông ấy ngồi đó”. Mới đầu anh ta muốn lắm, nhưng sau đó anh “sực tỉnh”, và nói không, anh không thể. Chắc tôi làm anh ta mù quáng. Anh ta nhìn đồng hồ nhưng vẫn bảo tôi bước vào. Anh ta biết tôi đi đâu, đi xe taxi của anh ta, nhưng sau đó lại trả tôi lại, gọi một taxi khác đến chở tôi. Nhưng dù vậy, tôi vẫn tặng anh một ít tiền sau đó.

Tôi đưa tiền típ cho cô [lái taxi], nói: “Nhờ cô đưa cho anh kia 10 Âu kim”. Vì lúc đó trong túi tôi chỉ có 5 Âu kim thôi. Số còn lại là những tờ tiền lớn, và họ không muốn nhận. Họ chưa bao giờ nhìn thấy – tờ 500 Âu kim. Tôi nói: “Thấy không. Đây là lý do tôi không thể tặng tiền típ cho anh ấy”. Cô ấy nói: “Ồ! Tôi chưa bao giờ thấy tờ tiền này. Tôi đã nghe nói về nó”. Tôi nói: “À, nếu cô lấy một số tiền lớn như 10.000 từ ngân hàng, thì họ sẽ đưa cho cô một số tờ 500 Âu kim, để cô không cần phải bỏ rất nhiều tờ tiền vào túi. Bởi vì đôi khi tôi cần nó để kinh doanh, mua những thứ đắt”. Cô ấy nói: “Tôi hiểu, nhưng tôi chưa bao giờ thấy nó”. Tôi nói: “Vậy thì nhìn đi”. Và cô ấy cầm nó.

Rồi tôi cũng nhờ cô ấy đưa tiền cho anh tài xế kia, vì ít ra anh ta cũng sắp xếp một xe taxi khác cho tôi. Ít ra anh ta cũng tỏ ra sẵn lòng và thân thiện. Anh ta đâu cần phải làm như thế. Anh ta có thể cứ thả tôi xuống đó. Xung quanh đó không có taxi nào khác, có thể tôi đã phải đứng đó chờ. Nên anh ta đã gọi xe. Rồi khi chúng tôi tới [chỗ đó] là cô kia đón tôi ngay lập tức. Cho nên anh ta [làm việc] rất hiệu quả, rất tử tế. Anh ta cũng rất tốt với khách hàng. Mặc dù anh ta đã mù quáng mời tôi lên xe taxi của anh. Nhưng sau đó, anh nói: “Không, người kia là khách hàng của tôi. Tôi không thể để ông đứng chờ ở phi trường hoặc không thể sắp xếp”. Tôi nói: “Thì anh gọi một đồng nghiệp khác tới đón người kia giùm được không, thì anh có thể tiếp tục đưa tôi về chỗ của tôi?” Anh nói: “Không, không, ông ấy là khách của tôi. Tôi phải lo cho ông ấy”. Quý vị hiểu ý tôi không?

Tôi nói lát nữa tôi sẽ trả anh thêm: “Vì nhìn này, tôi chỉ có những tờ 500 ở đây thôi, không thể cho anh thêm nữa. Tôi chỉ có 7 [Âu kim] lẻ thôi”. Nhưng anh ta nói: “Thôi, 5 là đủ rồi, tốt rồi”. Tôi nói: “Không, không, tôi sẽ gửi cho anh thêm 10 Âu kim, vì anh đã tốn thời gian, làm anh hối hả như vầy vì tôi. Dù sao tôi cũng cảm ơn anh”. Nên anh ta không tin nổi, và cô tài xế kia cũng không thể tin nổi vì… Tôi nói: “Được rồi, tiền đi (taxi) chỉ hơn 50 Âu kim thôi”. Tôi nói: “Nhưng tôi không có tiền. Có ai cho tôi mượn một ít tiền được không?” Cô kia hỏi bao nhiêu, tôi nói: “Ồ chắc là 70, 80 gì đó”. Người nữ tài xế taxi nói: “100 được không?” Tôi nói: “Được, 100 đâu”. Sau đó tôi tặng cho cô ấy hết, cô ấy không tin nổi. Cô ấy muốn như vậy mà, đúng không? Rồi cô ấy không thể tin được. Tôi nói: “Nhưng hãy đưa 10 Âu kim cho đồng nghiệp của cô, anh chàng gọi cô đó”. Tiền hoa hồng, tiền kiếm khách cho nhau. Dù sao, cô ấy không tin nổi.

Tôi nói: “Ồ, đâu có sao, chuyện thường mà, bởi vì cô có con, có con trai đi học”. Cô ấy sống một mình, là quả phụ. Làm việc cả thứ Bảy, Chủ Nhật. Làm nghề lái xe taxi và một nghề khác nữa chỉ để nuôi con. Nên tôi nói: “Có gì đâu, cô là người tốt. Không sao, đừng lo”. Rồi tôi mời cô ấy uống nước (không cồn), cho cô rất nhiều trái cây và bánh kẹo (thuần chay) mang về nhà. Cô ấy cứ nói: “Ôi, Trời ơi! Ôi, Trời ơi, Trời ơi…” Rất tốt! Chỉ để quý vị thấy đời này thiếu sự tử tế biết bao.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (2/5)
1
2023-08-21
4027 Lượt Xem
2
2023-08-22
3241 Lượt Xem
3
2023-08-23
3379 Lượt Xem
4
2023-08-24
3374 Lượt Xem
5
2023-08-25
3864 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android