Sự thật có thể không giống như những gì được viết trong lịch sử. Hơn nữa, ai đã ghi lại lịch sử? Đó là một trong những quan thời đó, họ cũng là con người. Con người thường có những thành kiến riêng. Họ có trí huệ nông cạn. Họ viết lịch sử theo thành kiến và cảm xúc của chính họ. Cảm giác ân oán cá nhân ảnh hưởng đến bài viết của họ. Vì vậy, chúng ta không nên lúc nào cũng đọc lịch sử rồi dễ dàng tin như vậy. Chúng ta phải dùng trí huệ của mình. Nếu thật sự muốn đạt được những thấu hiểu, chúng ta phải tự mình phân tích mới biết ai thực sự giỏi và nên học hỏi từ ai.
Ở Âu Lạc (Việt Nam), cũng có một thừa tướng không có danh tiếng tốt. Tên ông là Trần Thủ Độ. Có lẽ quý vị không biết ông ấy. Ông ấy rất nổi tiếng. Khi ông còn sống, mọi người đều trách mắng ông. Lịch sử ghi rằng ông ấy không giỏi. Lịch sử cũng ghi rằng Quản Trọng không giỏi lắm. Tôi không biết lịch sử ghi ông ấy giỏi đến mức nào, nhưng con cháu của ông không có danh tiếng hay bất cứ điều gì tương tự, không thể… có được quyền lực và sự giàu có như Quản Trọng. Ông thật sự hết lòng vì dân, không để lại tiếng tăm cho hậu duệ. Đó là lý do con cháu của ông không có được danh tiếng tốt nào. Hiểu không? Ông không để chức vị quan lại cho con cháu. […] Không ai tôn trọng họ, nói rằng: “À, đó là con cháu của Thừa tướng Quản” hay gì đó. Không, không. Không ai chú ý tới.
Vì khi Quản Trọng còn sống, người ta ít khi nhìn thấy mặt tốt của ông. Họ chỉ nhìn thấy ông ăn nhậu chơi bời và hưởng thụ. Thế thôi, y như ông vua. Nhà vua vốn đã mang tiếng xấu rồi, và nếu tiếng xấu của ông còn tệ hơn nhà vua… Hiểu không? Ai có thể nhìn xuyên qua mặt nạ để biết được tấm lòng yêu nước và lòng trung quân của ông? Mọi người trên thế giới nói chung đều mù. Bởi vì họ là người bình thường, họ không thể giỏi như ông ấy, cho nên không thể đồng thanh tương ứng được. Không ai có thể là bạn tri kỷ của ông. Không ai có thể hiểu được ông. Do đó, không ai tôn trọng và yêu mến ông, cho rằng ông cũng là một… hiểu không? Một kẻ nịnh bợ. Và rằng ông làm như vậy chỉ vì danh tiếng, vì lợi ích của chính ông. Cho nên ông mới theo gương của một kẻ cai trị ngu ngốc. Không ai cảm kích tài năng đem lại hòa bình cho đất nước và giúp đại chúng của ông, cũng như không ai nhận ra những phẩm chất tốt đẹp, thanh liêm, yêu nước và trung thành ở ông.
Ở Âu Lạc (Việt Nam), có một thừa tướng cũng giống như ông. Khi hoàng tử [còn trẻ] lên ngôi, dĩ nhiên, mọi quyền lực và thẩm quyền đều thuộc về thừa tướng. Sau đó, ông kết hôn với một trong những vương phi của vị vua trước. Sau khi nhà vua băng hà, ông đã cưới bà. Ông cưới bà vương phi. Không biết là vì tình yêu hay là vì muốn toàn quyền kiểm soát triều đình. Thật ra, ông đã toàn quyền kiểm soát rồi. Vị vua trẻ không biết gì về mọi việc nên luôn nhờ ông quyết định. Và ông rất… cố chấp trong những quyết định của mình. Cho nên theo như lịch sử ghi chép, thì ông không tốt. Ông ngang ngược, đe dọa vị vua trẻ, lộng quyền và lợi dụng nhiều tình huống. Rất nhiều chuyện xấu. Nhưng trên thực tế, ông ấy… Nếu chúng ta đọc lịch sử rõ ràng, thì ông ấy là một nhà hoạt động cách mạng hay dân chủ vĩ đại.
Cũng như thời đại của chúng ta, có những vị vua, và có… “Premier” nói như thế nào? Thủ tướng? (Dạ, Thủ tướng.) Thủ tướng? Thủ tướng, ờ. Như một quốc vương và một hiến pháp, thì chúng ta gọi đó là chế độ quân chủ lập hiến. Phải không? (Dạ phải.) Vậy thì nhà vua sẽ không có nhiều quyền lực. Thủ tướng mới là người có quyền lực. Chính là ông ấy vào thời đó, cách mọi việc được thực hiện… kiểu hệ thống đó. Nhưng bấy giờ, người Âu Lạc (Việt Nam) chúng tôi không quen với điều đó. Nhà vua được mệnh danh là “Thiên Tử”. Những gì vua nói đều đúng và phải được thực hiện. Các quan chỉ có thể cúi đầu nói: “Thưa Bệ hạ, vâng”. “Thưa bệ hạ, không thể”, như thế đó. Do đó, chúng tôi không quen với điều đó và các quan chức các cấp cũng không quen như vậy. Thừa tướng có quyền lực quá lớn. Ông ấy quyết định mọi việc. Vị vua trẻ không có gì để nói vì còn quá trẻ, không hiểu điều gì. Nếu không có ông (thừa tướng), Âu Lạc (Việt Nam) lúc đó đã không được hoà bình và thịnh vượng trong nhiều lĩnh vực như vậy.
Nhưng người dân đều cho rằng ông độc đoán, lạm dụng quyền lực, bắt nạt nhà vua và đủ thứ chuyện. Ông ấy không có danh tiếng tốt. Lịch sử ghi chép là ông không tốt. Nhưng lúc đó, đất nước Âu Lạc (Việt Nam) chúng tôi phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Về nhiều khía cạnh, chúng tôi rất tự do và thịnh vượng. Nếu chúng tôi để cho ông vua ngu dốt, không biết gì mà trị quốc thì làm sao vua lo liệu được? Đất nước sẽ bị diệt vong. Đôi khi, dù vua không đồng ý, thừa tướng vẫn ký giấy và tự đóng dấu. Thành thử người ta ghét ông. Nhưng thật ra, ông rất tốt. Nếu ông không tốt, ông vốn đã cưới vương phi rồi, và nắm toàn quyền kiểm soát, nên ông có thể phế bỏ nhà vua rồi lên ngôi. Thời đó người ta thường làm như vậy. Điều đó rất phổ biến, nhất là ở Trung Quốc. Phải không? (Dạ phải.)
Ờ. Nếu vua yếu đuối và quý vị có quyền lực, quý vị lên ngôi, rồi đổi tên triều đại. Ban đầu là Chị Lý, sau đó trở thành Anh Vương, Anh Vương. Rất nhanh. Thí dụ như thế đó. Do đó, nếu ông thực sự muốn có vương quốc hoặc có nhiều quyền lực hơn, ông có thể đạt được ngay lập tức vì nhà vua còn rất trẻ và quyền lực đang nằm trong tay ông, do vị vua cũ trao cho. Thừa tướng có quyền lực rất lớn rồi. Vị vua cũ đã trao cho ông tất cả quyền lực, nghĩa là ông phải chăm sóc vị vua trẻ và… và… (Triều chính.) chăm lo việc triều chính, v.v. Cho nên, nói ông ấy làm điều đó vì danh tiếng là không đúng. Những gì ông làm đã làm xấu đi danh tiếng của ông. (Dạ.) Nhưng ông vẫn sát cánh cùng nhà vua và quản lý quốc sự. Mọi người đều ghét ông. Thật ra, khi nhìn vào kết quả, chúng ta biết ông ấy là một chính trị gia rất giỏi, v.v.
Rất nhiều điều, rất nhiều câu chuyện, rất nhiều bình luận trong lịch sử khiến chúng ta, những thế hệ sau này, nghĩ rằng người này không tốt, người kia tốt. Người này có đạo đức, người kia trung quân, người kia ái quốc. Thật ra, chúng ta phải đọc lại và suy nghĩ kỹ. Sự thật có thể không giống như những gì được viết trong lịch sử. Hơn nữa, ai đã ghi lại lịch sử? Đó là một trong những quan thời đó, họ cũng là con người. Con người thường có những thành kiến riêng. Họ có trí huệ nông cạn. Họ viết lịch sử theo thành kiến và cảm xúc của chính họ. Cảm giác ân oán cá nhân ảnh hưởng đến bài viết của họ. Vì vậy, chúng ta không nên lúc nào cũng đọc lịch sử rồi dễ dàng tin như vậy. Chúng ta phải dùng trí huệ của mình. Nếu thật sự muốn đạt được những thấu hiểu, chúng ta phải tự mình phân tích mới biết ai thực sự giỏi và nên học hỏi từ ai.
Cũng như khi tôi… Tuần trước, trước khi trở về, tôi đã ở Munich, bên châu Âu. Munich “trắng”, chứ sao lại đen. Cách người Hoa quý vị dịch tiếng nước ngoài thật lạ lùng. Newton, Munich và mát-xa. (nghe như “ngựa giết gà”). Ở Mỹ, họ mà nghe chúng ta nói: “Ngựa giết gà”, thì họ rất sợ. Hiểu không? Đây không phải chuyện ngựa giết gà không thôi. Chỉ là ở Mỹ từ gà (chick) cũng có nghĩa là thiếu nữ trẻ. Vì vậy, họ nghĩ rằng chúng ta giết những thiếu nữ trẻ của họ, nghĩa là danh tiếng của chúng ta không tốt. Tôi không biết tại sao phiên dịch lại như thế. Và ở Munich, người ta da trắng mà, tại sao lại đen?. Đâu có đen. Hồi tôi ở bên Munich, khi có thời gian, tôi đưa những người đã giúp tôi đi tham quan một số di tích lịch sử. Có những lâu đài do các vị vua trước kia để lại, v.v. Tôi nghĩ họ có thu vài băng hình, và chụp hình. Khi có thời gian, tôi sẽ kiểm lại để xem những cái nào tốt hơn. Chúng có thể không rõ vì bên trong đó… không được phép dùng… (Đèn flash.) Bất kỳ đèn flash nào. Bởi vì những bức tranh và vàng, bất cứ thứ gì mạ vàng có thể bị hư hại.
Nhưng ở đây… quý vị cứ tùy tiện dùng đèn flash chiếu lên Bà Thanh Hải Vô Thượng Sư. Đôi mắt Bả đâu phải… làm bằng sắt. Đâu phải mắt sắt da đồng đâu mà không thể bị hư hoại. Không sợ. Ha! Càng nhìn, thấy Bả càng đen sậm cũng không sao. Lớp mạ vàng không còn, nhưng bên trong được làm bằng sắt và bê tông cốt thép. Cho nên Bả không sợ quý vị dùng đèn flash chiếu lên Bả cả ngày, cả đêm. Máy ảnh và máy quay phim, đem hàng trăm cái đến đây. Đừng lo. Được không? Bả có da đồng xương sắt mà. Mắt Bả nhìn không tốt cũng không sao. Bả có thể đeo mắt kính. Da Bả bị ảnh hưởng cũng không sao. Bả luôn có thể che lại. Chỉ cần thoa chút phấn lên là xong. Vì vậy, những băng hình được thu bên trong [lâu đài] có thể không rõ ràng lắm. Họ sợ làm hỏng tranh và vàng nên không cho phép dùng đèn flash. Tôi không biết băng hình có rõ hay không. Thành ra tôi không thể chiếu cho quý vị xem. Hơn nữa, chúng ta không có đủ thời gian. Có lẽ sau này há? Tuần tới, nếu vẫn còn ở đây. Khi chúng ta đến, tôi sẽ dùng cái đó. Nhưng ban ngày xem sẽ không rõ. Quý vị nên ở lại qua đêm mới xem được. Gì vậy? Tuần sau… (Xin làm vậy đi ạ.) Lại chơi trò không biết xấu hổ nữa? (Xin làm vậy đi ạ.) Làm vậy đi. Tuần tới không có gì đặc biệt, phải không? Có gì đặc biệt không? (Dạ không.) Không. Vậy thì nếu đến sẽ rắc rối. Nghỉ ngơi đi! Nếu thường xuyên đến thì cũng rất mệt. Tôi mệt!
Bây giờ, nói về những lâu đài mà chúng tôi đến tham quan là của [Vua] Ludwig II. Tiếng Hoa nói làm sao? (Ludwig II.) Nó được Vua Ludwig II xây dựng. Ngài rất nổi tiếng vì đã xây rất nhiều lâu đài đẹp như trên chốn thần tiên, với đồ trang hoàng bên trong đều được dát vàng hoặc thứ gì đó rất quý báu, như là châu ngọc. Vô cùng đẹp. Chúng tôi… tôi đưa họ đến đó để xem bên trong. Cá nhân tôi chẳng hứng thú. Lạ thật. Tôi sống ở Đức bảy năm nhưng chưa bao giờ đến những nơi đó, ngoại trừ nơi gần nhà tôi, cách đó khoảng năm phút thì tôi thường đến. Cũng không phải là đi tham quan. Có một lần, tôi đưa bạn bè đến đó, còn những lần khác, tôi chỉ ở bên ngoài đi dạo vì nơi đó vô cùng đẹp, có núi, có sông, có cây, có chim, có hoa. Đẹp lắm. Có một số loài hoa tôi chưa từng thấy bao giờ. Hết sức đẹp đẽ và trật tự. Không phải kiểu như trật tự một cách cứng nhắc, mà rất ngay ngắn. Cho nên tôi thường đến đó đi dạo.
Các lâu đài khác không ở gần đó, cách đó một, hai tiếng lái xe, nên tôi chưa bao giờ thấy chúng trước đó. Vì vậy, không phải bản thân tôi muốn tới đó tham quan. Chỉ có điều đã đến lúc, nên tôi đưa họ cùng nhau tới đó. Nhưng khi tới những nơi đó, ôi, tôi cảm thấy vô cùng khó chịu. Vừa xuống xe… tới cổng là tôi liền cảm thấy… quá áp lực, buồn bã, lo âu đến mức muốn bỏ chạy ngay lập tức. Lần nào cũng vậy. Không chỉ xảy ra ở một lâu đài, mà ở ba, bốn lâu đài, đều giống vậy. Cảm giác ở mỗi nơi đều giống nhau, chỉ khác một chút thôi. Nhưng tôi đã vượt qua điều đó. À! Thật kỳ lạ: cảm giác bị áp bức nặng nề. Có lẽ vì vị Vua đã chết ở đó rất bi thảm. Khi còn sống, Ngài rất cô đơn, rất căng thẳng. Thành ra Vua cảm thấy… Hoặc khi Vua ở đó, hoặc khi Ngài xây nơi này, Ngài đã bỏ ra rất nhiều công sức, rất nhiều tiền bạc và công sức, nên khiến mọi người cảm thấy khó chịu. Hoặc có thể có quá nhiều người đã đến đó, nhiều dạng người khác nhau làm xáo trộn từ trường an bình. Mấy thứ của con người đó… Không khí họ thở ra toàn là màu tối hoặc màu cà phê, có lẽ là vì vậy. Cho nên, mỗi khi vào những nơi đông người, tôi luôn cảm thấy khó chịu.
Tôi nghe nói rằng khi Vua còn sống, mọi người đều nói rằng Ngài bị tâm thần nên họ giam Vua ở đâu đó. Nhưng chỉ sau vài ngày thì Ngài chết. Ngài đã đi dạo dọc theo bờ sông rồi chết. Tôi nghĩ đó là một vụ ám sát, nhưng lịch sử kể rằng Ngài đã tự sát cùng với ngự y của Ngài. Thật là một điều kỳ lạ. Nếu họ tự vẫn, tại sao người ta lại nghe thấy hai tiếng súng? Chết đuối mà làm sao nghe tiếng súng? Và tại sao lại có hai phát súng thay vì một? Chờ chút. Ờ. Hai người, nên mỗi người một phát súng, nếu trường hợp là vậy. Làm sao một vị vua bị tâm thần mà lại có thể xây một lâu đài đẹp đẽ và trang hoàng bên trong tinh xảo đến như thế? Như trên thiên đàng vậy. Ngài đâu chỉ xây một lâu đài. Ngài còn xây một nhà hát để nhạc sĩ được tôn trọng và yêu thích nhất của Ngài đến biểu diễn. Đẹp vô cùng. Mọi thứ đều đẹp đẽ, chỉ là... Ngài là một người rất có trí huệ. Những bài nói chuyện gì đó của Ngài đều biểu thị phong thái của người tu hành. Ngài nói một ngày nào đó chúng ta… chúng ta sẽ bay lên trời mà không cần… Thiên nga sẽ đưa chúng ta đến đó. Họ sẽ kéo xe của chúng ta. Và chúng ta sẽ không cần phải đi, không cần phải cực nhọc hay gì cả. Ngài toàn nói chuyện về Thiên Đàng. Và những lâu đài của Ngài đã được mang xuống từ Thiên Đàng và từ những loại cõi giới đó. Thành ra, sau này người ta gọi Ngài là Vua Thần Tiên.
Nhưng lúc đó có những vấn đề chính trị, và Ngài không thích nói với… Ngài không muốn hợp tác với các bang khác của Đức. Thành thử họ gán cho Ngài cái mác bị tâm thần. Khi bác sĩ tuyên bố rằng Ngài bị tâm thần, Ngài còn hỏi bác sĩ: “Làm sao khanh biết trẫm bị tâm thần? Khanh chưa bao giờ khám bệnh cho trẫm. Khanh chưa bao giờ chạm vào trẫm. Không lạ lùng hay sao?” Nhưng bởi vì Ngài… không giống… Ngài không phải là kiểu vua ham danh lợi. Cho nên, dù ngồi trên ngai vàng hay ngồi ở nơi khác cũng vậy thôi, Ngài đều cảm thấy như lao tù. Cho nên Ngài thường xuyên thay đổi nơi cư ngụ của mình. Dù ở nơi tốt đẹp, Ngài cũng không thể ở được lâu. Ngài thường đi tới những nơi hẻo lánh. Quý vị có thể tưởng tượng vào thế kỷ 18, mà Ngài đã tới những nơi như vậy không? Người ta phải băng qua hồ lớn, như biển, mới đến được nhà Ngài. Ngài cũng mời những người khác tới thăm một ngọn núi hoang vu.
Vào thế kỷ 18, đường sá rất tệ, và thuyền bè cũng vậy. Việc vận chuyển vật liệu xây dựng không thuận tiện, nhưng Ngài thích những nơi hẻo lánh đó. Cho nên ngày nay chúng ta đi tham quan cũng rất khó khăn. Nếu quý vị muốn đi bộ thì giày cao gót sẽ không đi nổi. Quý vị cần phải leo núi v.v… Thời đó, người ta cũng nói rằng Ngài là một kiểu vua ẩn sĩ. Thành ra tôi không nghĩ Ngài bị tâm thần. Chỉ là lịch sử kể như thế. Những chính trị gia đó buộc tội Ngài như vậy mới có thể phế bỏ Ngài và lập một vị vua biết tuân thủ hơn. Họ hùa nhau âm mưu mọi điều này. Toàn là về chính trị. Vị Vua đó rất đẹp trai, rất thông minh và tốt đẹp. Và Ngài không bao giờ đối xử tệ với người khác. Ngài rất tử tế với thuộc hạ và những người khác. Theo lời thuộc hạ của Ngài, như được ghi lại trong lịch sử, Ngài là người rất tốt.
Photo Caption: Ẩn Giấu Vẻ Đẹp Nội Tại Hiếm Có, Thế Nhưng Thế Giới Vẫn Nhận Ra