“Rồi công chúa nói với anh: ‘Tôi đã nguyện không bao giờ lấy chồng hoặc có liên hệ gì với đàn ông nào cả, nhưng có vẻ như Trời đã an bày số phận như vầy. Và giờ thì tôi đã thấy anh ở đó, nên tôi biết là mình không thể ngược lại ý Trời’”.
(Kính chào Sư Phụ.) Ờ, được, được. Mình quay lại công việc ha. Rồi…
“Người này, Chử Đồng Tử, cha là Chử Cù Vân. Bởi vì họ quá nghèo, nghèo đến nỗi cả hai phải thay phiên nhau dùng chung một cái khố quấn quanh phần kín đáo của họ, nếu phải đi ra khỏi khu vực của họ, nhà của họ hay gì đó. (Chao ôi.) Một hôm, cha của anh qua đời vì bị bệnh, bệnh rất nặng. Và trước khi chết, cha anh nói với anh: ‘Sau khi cha chết, con không nên dùng cái khố để che cho cha, đừng chôn nó với cha. Con phải giữ nó để có thể tiếp tục sinh tồn ngoài kia. Khi muốn ra ngoài, con quấn để che thân. Vậy đừng chôn nó với cha’. (Dạ đúng.) Nhưng sau khi cha là Cù Vân chết, Chử Đồng Tử không nỡ lòng chôn cha trần trụi như thế. Nên, mặc dù chỉ còn một cái khố cho mình để che thân khi ra ngoài cho đứng đắn, anh vẫn dùng nó quấn liệm cha trước khi chôn ông”.
Thật là người con hiếu thảo. (Dạ đúng, thưa Sư Phụ.) (Rất đáng nể trọng.) Có ai mà đầy tình thương, tử tế, tôn kính và hiếu thảo như thế ha? (Dạ.) Đa số con người đều nghĩ cho bản thân họ trước tiên và sẽ nghĩ: “Thôi ổng chết rồi. Ổng cần nó làm chi? Mình cần nó hơn”. (Dạ.) Suy nghĩ bình thường là như thế. Nhưng anh chàng này dù sao đi nữa, chắc cũng phải là người rất tốt. (Dạ.)
Tôi đã không chuẩn bị. Tôi chỉ làm nhanh nên đã không chuẩn bị. Giờ nó lạnh rồi.
“Anh chôn cha mình rồi tiếp tục sống. Anh có một túp lều tranh nhỏ bên bờ sông. Mỗi ngày, theo truyện này, anh đi bắt một số người-thân-cá. Và rồi với thứ đó, anh có thể trao đổi những thứ cần thiết khác, như gạo và các thứ tương tự, với những người đi thuyền ngang qua đó”.
“Theo lịch sử, thì vào thời đó có một nàng công chúa, tên là Tiên Dung”. Tiên Dung là tên của người Âu Lạc (Việt Nam), có nghĩa là ‘như-tiên’, nghĩa là rất đẹp, đẹp như một nàng tiên. (Dạ.) “Nàng có nhan sắc tuyệt trần”. Tuy đã 17, 18 tuổi rồi nhưng nàng không bao giờ muốn kết hôn với ai. (Dạ.) Nàng chỉ thích đi thuyền, ngao du đây đó bằng thuyền để thưởng ngoạn phong cảnh và những nơi đẹp đẽ. Vua cha hết mực thương yêu công chúa nên chấp nhận lời thỉnh cầu của nàng. Vua chuẩn bị một chiếc thuyền rồng rất đẹp, lớn, thuyền lớn, với rất nhiều người hầu. Nàng muốn đi đâu thì họ đưa nàng đến đó. Nhà vua không bao giờ cấm nàng”.
“Một ngày nọ, Công chúa Tiên Dung đang ở trên thuyền, thưởng ngoạn phong cảnh và sự tự do trên sông nước với các thị nữ của mình. Thuyền của nàng đi ở giữa. Đằng trước, có thị vệ, và binh sĩ. Và đằng sau cũng có. Như vậy đó. Thuyền của người hầu, binh sĩ, của thị vệ đi phía trước và phía sau là thuyền của công chúa. Thuyền của nàng đi ở giữa. Họ bảo vệ nàng, (Dạ đúng ạ. Dạ.) và sẵn sàng để phục vụ, dĩ nhiên rồi”. Công chúa mà. Con gái của vua.
Chứ đâu như tôi. Tôi thậm chí không có thuyền. Sống trong một phòng nhỏ. Cũng không hẳn là phòng nữa. Kiểu như phòng làm sẵn xuềnh xoàng, 2x4 mét. Trước mặt tôi có cây, đằng sau tôi cũng có cây. Bên trái và bên phải cũng vậy. Không có ai khác. Không thị vệ, không binh lính, không có gì cả. (Dạ có cây bảo vệ.) Cây cũng bảo vệ tôi cách nào đó. (Dạ.) Đó là những cây to lớn, hùng mạnh, kiên cố, lực lưỡng.
“Rồi, khi họ đến một khúc sông chảy ngang qua làng Chử Xá, dân chúng ngắm nhìn thuyền của họ. Trông như là họ chiếm cả dòng sông, trọn khúc sông ở nơi đó”. Có lẽ nhiều thuyền. (Dạ đúng.) Bởi vì công chúa có thuyền riêng, nhưng khác, và mấy thuyền kia là của đoàn tùy tùng công chúa. Người hầu, thị nữ này kia, đàn ông, phụ nữ và binh sĩ.
“Chử Đồng Tử nhìn thấy thuyền. Anh đang cố tìm cách bắt người-thân-cá”, với cái lờ nhỏ tự đan lấy? (Dạ.) Họ để cái lờ xuống nước, rồi người-thân-cá bơi vào đó nhưng không thể bơi ra, những thứ nhỏ, như vậy. Nhưng khi thấy nhiều thuyền và nhiều binh sĩ như vậy và đám đông đủ loại, với vẻ uy nghi như thế, hoàng tộc mà, (Dạ.) nên anh sợ quá. Anh quẳng đi cái lờ mà anh dùng để bắt người-thân-cá”.
Có ai biết loại lờ mà họ đặt xuống nước và rồi cá bơi vào không? Chỉ bắt được ít thôi, biết không? Không phải như lưới hoặc thứ gì khác. Đó là một loại lờ. Có thể nhìn xuyên qua, nhưng chỉ có một chiều bởi vì miệng lờ thì lớn nhưng bên trong thì nhỏ dần, để người-thân-cá có thể bơi vào dễ dàng nhưng không thể bơi ra, bơi ra thì bị mắc kẹt. Không thể bơi ra ngoài. Càng vào trong thì càng nhỏ, vì vậy người-thân-cá có thể dễ dàng bơi vào trong, nhưng khi bơi ra, thì không thể. Đó là cách họ bắt người-thân-cá. Không nhiều lắm. Nhưng anh chỉ có mỗi cái lờ đó thôi.
“Nhưng lúc đó thấy quá nhiều binh sĩ và người và một đám đông hoàng gia hùng hậu như vậy trên sông, nên anh quẳng cái lờ bắt cá đi rồi bỏ chạy. Nhưng không đi xa được bao nhiêu, bởi vì ở đó như là có bờ cát dọc theo sông, và không có chỗ nào khác để anh có thể chạy trốn cho kịp, nên anh đi lên bờ sông, và đào một cái lỗ trên cát và rồi vùi mình trong cát. Anh cố hết sức để che lấp thân mình dưới cát”.
“Công chúa thấy bờ sông nơi này rất đẹp, cây lớn mọc rải rác đây đó và có nhiều bóng mát, vô cùng dễ chịu, và không khí rất là mát mẻ, nên công chúa rất thích, bèn ra lệnh cho tất cả thuyền, và thuyền của nàng, neo lại bên bờ sông, rồi nàng chọn một nơi có một cây to lớn, có bóng mát và bảo thị nữ dựng lều, như là dùng màn bao xung quanh, che một chỗ nho nhỏ để nàng có thể vào bên trong tắm kín đáo”.
“Nàng vào trong, cởi hết y phục ra rồi ở đó, tạt nước tắm, bơi lội chút đỉnh ở đó. Nhưng nàng không biết rằng chỗ nàng đang tắm lúc đó, thậm chí với tất cả quần áo treo xung quanh, lại chính là chỗ Chử Đồng Tử đang vùi thân mình dưới cát. (À, dạ!) Cách nàng tát nước và đào cát, thì sau một lúc, tất cả cát trôi đi, (Thấy anh chàng.) để lộ chàng trai đó ra. (Ồ!) Thế là công chúa thấy anh chàng, với tất cả sự huy hoàng trong bộ y phục chào đời. Công chúa giật bắn người và hết sức sửng sốt. (Dạ.) Nàng mới hỏi anh đang làm gì ở đó mà trần trụi như vậy? Rồi Chử Đồng Tử cho nàng biết là mình không có quần áo. Nên khi thấy đoàn tùy tùng với thuyền và binh sĩ như vậy, thì rất sợ hãi đến nỗi phải vùi thân mình vào trong cát để che, để trốn. (Ồ. Dạ.)
“Rồi công chúa nói với anh: ‘Tôi đã nguyện không bao giờ lấy chồng hoặc có liên hệ gì với đàn ông nào cả, nhưng có vẻ như Trời đã an bày số phận như vầy. Và giờ thì tôi đã thấy anh ở đó, nên tôi biết là mình không thể ngược lại ý Trời’. (Dạ Sư Phụ.) Vậy rồi nàng bảo anh tắm gội, mang đến cho anh tất cả những thứ cần thiết”. Xà bông này nọ, tôi đoán vậy. Xà bông gội đầu.
“Và rồi bảo người hầu mang quần áo đến cho anh. Và họ đưa anh lên thuyền, rồi nàng bảo người hầu sửa soạn hôn lễ và tiệc cưới. (Ồ, hay quá.) Nhưng Chử Đồng Tử ngỏ lời từ chối, (Ồ.) bởi vì cảm thấy mình không xứng đáng làm chồng của công chúa. (Ồ, dạ đúng.) Anh quá nghèo, (Dạ đúng, thưa Sư Phụ.) thậm chí không có mảnh vải để che thân. Đến nằm mơ anh cũng không dám nghĩ tới chuyện như thế! Mặc dù công chúa đã bày tỏ là nàng tự nguyện, (Dạ.) nhưng anh vẫn từ chối.